Đêm đầy sao ở Đồng Mô, Sơn Tây. Trò chơi "Con dao hai lưỡi".
Sau cả một ngày mệt mỏi bởi nhiều hoạt động dang dở, lỡ dở, vỡ lở... thì Phát thanh K33 ngồi tụ lại với nhau bên đống củi gỗ sắp tàn. Một người gợi ý chơi trò "Nói thật", chỉ là một lời đề nghị không có suy tính đã gây nên một vài sang chấn tâm lý với tập thể nói chung và một số cá nhân trong tập thể ấy.
Mở đầu trò chơi cũng chỉ là những câu hỏi mang tính chất bông đùa nhẹ nhàng. Song càng hỏi càng nặng nề.
Con trỏ chỉ vào NHH. "Chọn một người trong vòng và nêu lên tính cách ở người đó mà c ghét nhất". Chẳng cần nói tên thì câu trả lời cũng tự nói lên nhiều điều.
Con trỏ chỉ vào ĐA, tuy không phải người có thắc mắc trực tiếp nhưng NHH lại được ủy quyền để hỏi. "Anh có thấy nhiều lúc những trò đùa của anh là nhạt nhẽo và gây khó chịu với mọi người không?", thực ra thì tại thời điểm đó, câu hỏi chứa nhiều tính từ mạnh và hơi thiếu nhạy cảm hơn... Dù sao thì, người hỏi cũng không phải là người thích nhường nhịn trong những câu chuyện có hỏi có đáp.
Những câu hỏi "thật" bắt đầu xuất hiện, dồn dập, ngày càng thẳng thắn hơn bao giờ hết. Cứ như thể mọi bức xúc đã đạt tới giới hạn của nó và trò chơi này đã chọc vỡ cái bọc sự thật. Vỡ òa...
Trong trò chơi, chắc cái miệng của mình chắc cũng đã làm phận lòng không ít người. Nhưng nếu muốn chơi nói thật, hãy chấp nhận sự thật. Phải biết rằng, sự thật thì mất lòng, nếu không muốn người khác đánh giá thì đừng thể hiện cái tôi của mình quá nhiều mà làm gì!!!
Trò chơi là cơ hội để mọi người hiểu nhau. Ban đầu là thế. Về sau, nó là cơ hội để mọi người có cớ để lảng tránh nhau, đánh giá nhau...
Bản thân mình rất thích trò này. Nếu bạn khôn khéo một chút, biết lắng nghe và tận dụng cơ hội để nhảy vào, bạn sẽ có được câu trả lời mà bạn mong muốn mà không làm không khí quá nặng nề. Tuy nhiên, bởi vì nó là con dao hai lưỡi, càng hỏi, càng trả lời, mọi người càng có xu hướng trở thành con nhím xù lông và trở nên nhạy cảm với mọi chủ đề.
Ví dụ nhé, chuyện mình hỏi A: "Anh có thấy anh hỏi vô duyên khi suôt ngày đi cũng Q và ĐA không?". Tự ái là đương nhiên, nhưng đừng coi mọi chuyện quá nghiêm trọng. Mọi câu hỏi hỏi là để nhận được câu trả lời, hãy trả lời chứ đừng giải thích lòng vòng...
Còn một chuyện nữa, tại sao cứ phải kéo dài sự khó xử vậy? Trò chơi đã kết thúc từ đêm hôm trước, tại sao lại cứ nhắc lại như thể trách móc? Tôi không quan tâm đâu bạn ạ!
...
Chuyện xong rồi thì thôi, dư âm của nó cũng để lại nhiều sự khó xử. Chẳng biết sao, tôi nghĩ mình nên lảng tránh thị phi một thời gian. Hiện tại thì có hàng tá việc cần phải lo thay vì chạy theo những con người không quá quan trọng chỉ để tò mò một chuyện đã qua.
Chỉ là cách ứng xử của một số người với những vấn đề nhạy cảm như vậy khiến tôi để ý. Yêu quý người nào đó hơn, cảm thấy nực cười vì thái độ của một người, cảm thấy cần thay đổi cách cư xử với một người,... như vậy đấy.
...
Sau đêm "nói thật" thì cái mặt nạ vẫn chưa vỡ. May mắn!
...
Mỗi người đều có một tính cách riêng, suy nghĩ riêng, một thái độ riêng. Nhưng một khi cái riêng ở trong cái chung thì nó cần được kiềm chế. Đừng lấy đặc tính cá nhân để biện minh cho hành động của mình. Như thế không đúng đâu.
...
Còn một điều nữa, muốn hiểu người khác thì cần phải tiếp xúc, giao tiếp và quan sát họ. Đừng đánh giá phiếm diện. Sẽ chỉ thiệt mình thôi.
Tôi luôn đánh giá một con người một cách hơi thái quá, nhưng tôi luôn nhìn lại người ấy dưới một góc độ khác. Tôi có những suy nghĩ riêng về người ấy. Tôi đã từng nói quá nhiều đến mức thừa thãi và hơi thiếu lý trí về một người với một người. Giờ thấy hối hận. Đó là một bài học. Không bao giờ được quên: với những người mà mối quan hệ chưa tới mức tin tưởng, đừng nói quá nhiều.
...
!!!
???
Những cảm xúc bên lề, tự hỏi có phải mình tiêu cực quá không?
Cảm thấy "được nể", và "bị tránh". Tuy là không có ý muốn thân thiết với ai, nhưng luôn có cảm giác bị bỏ rơi, không thể hòa nhập. Hình như đã nói về tâm trạng này một lần rồi thì phải: cảm giác được mời mà không đi khác hẳn cảm giác không được mời luôn(?!).
Một mình thoải mái lắm, nhưng lâu rồi thấy mệt mỏi vì phải gánh mọi thứ một mình. Mệt vì phải cười, phải giả bộ quan tâm, phải giả bộ vui vẻ. Mệt vì không thể chửi thẳng vào mặt chúng nó: "ĐM chúng mày, tao cũng là con người, tao thậm chí còn là con gái, tao không vô tư, không vô tâm đến mức vô cảm đâu nhé! Tao cũng muốn được quan tâm, muốn được hỏi han đây này! tao cũng cần được tâm sự chứ?!". Nhưng rồi nghĩ, thôi thì những người vốn không quá quan trọng để níu giữ cho một mối quan hệ lâu dài (bạn bè) thì việc gì phải bộc lộ ra cho chúng nó những thứ "yếu đuối" như thế. Chúng nó không hiểu, không thể hiểu và chắc chắn cũng không muốn hiểu.
Cảm giác lạc lõng có thể qua đi, nhưng sự day dứt, hối hận thì không nhanh rời bỏ tâm trí, vì vậy mà phải biết lựa chọn thông tin để nói, cảm xúc để bày tỏ. Đừng để bản thân bị bộc lộ qua nhiều.
...
Cần phải cố gắng làm việc nhiều hơn, bởi trong một tập thể như thế này, chẳng ai chú tâm quá nhiều vào nội tâm bạn, họ nhìn vào cách bạn làm việc. Giải thích, tâm sự đều không phải là điều quan trọng nhất để đánh giá bạn trong môi trường làm việc. Ở đâu cũng thế thôi trừ ở nhà, với gia đình...
...
No comments:
Post a Comment